Vào ngày 4.1,ếnphàbiểnCầnGiờkèo cược tỷ số tuyến phà từ TP.HCM đi TP.Vũng Tàu đã chính thức đi vào hoạt động. Theo đó, tuyến tàu phà này xuất phát từ bến Tắc Suất ở thị trấn Cần Thạnh, Cần Giờ (TP.HCM) đến TP.Vũng Tàu (gần trụ sở Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu) và chỉ mất hơn 30 phút.
Giá vé đi phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu mỗi lượt khách là 70.000 đồng, xe qua phà từ 50.000 đồng đến một triệu đồng. Với ôtô, loại 4 chỗ và xe bán tải: 350.000 đồng/xe; từ 7 đến 20 chỗ: 450.000 đồng/xe; từ 20 đến 26 chỗ: 600.000 đồng/xe và từ 26 chỗ trở lên: 800.000 đồng/xe. Xe tải dưới 3 tấn: 400.000 đồng/xe, từ 8 tấn trở lên: 1 triệu đồng/xe.
"Sẽ cân nhắc khi lựa chọn"
Là người thường xuyên theo dõi thông tin và cảm thấy háo hức khi du lịch TP.HCM có thêm tuyến phà mới, tuy nhiên anh Ngô Văn Tài, 27 tuổi, trú ngụ tại hẻm 451/11 Tô Hiến Thành, P.14, Q.10, TP.HCM, cho biết bản thân sẽ chỉ đi thử một lần để biết cảm giác mới, còn việc chọn hình thức này để đi du lịch lâu dài thì… anh phải cân nhắc.
Anh Tài cho biết: “Chắc đi thử một lần cho biết vì tuyến đường thủy này không khả thi với riêng bản thân mình. Vì từ nơi mình ở phải di chuyển ra Cần Giờ rồi chờ đợi lên phà đi ra Vũng Tàu, tổng cộng cũng hơn 2 tiếng rưỡi. Trong khi đó, mình đổ đầy bình xăng khoảng 60.000 đồng là có thể chạy ra Vũng Tàu rồi quay về TP.HCM…”.
Từ TP.HCM, người trẻ thường chọn xe gắn máy để ra Vũng Tàu chơi Ảnh: Thanh Tuấn |
Còn với anh Nguyễn Thanh Tâm, 28 tuổi, công tác tại Đoàn thanh niên P.3, Q.6, TP.HCM, cho biết nếu đi từ TP.HCM ra Vũng Tàu, anh thích đi xe gắn máy vì sẽ có nhiều trải nghiệm hơn.
Thanh Tâm cho biết nếu đi chơi trong ngày, chọn phương án xe gắn máy để đi Vũng Tàu thì chi phí dao động từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng.
Anh Thanh Tâm vô tình bắt gặp được những cung đường đẹp khi đi xe gắn máy Ảnh: NVCC |
Anh Thanh Tâm chia sẻ: “Mặc dù chạy xe đường dài gần 3 tiếng hơi mệt nhưng đi bằng xe gắn máy sẽ chủ động hơn”.
Vì sao bạn trẻ thường chọn xe máy để chơi xa?
Nói về việc khai trương tuyến tàu TP.HCM - Vũng Tàu, anh Nguyễn Thanh Tuấn, 34 tuổi, sống tại TP.HCM, thừa nhận: “Đi phà được ngắm cảnh biển, nếu đi sáng sớm thì đón bình minh, chiều có thể ngắm hoàng hôn. Nhưng để trải nghiệm thì đây không phải là cách lựa chọn tối ưu”.
Ngoài chuyến đi bằng xe gắn máy từ TP.HCM đến Vũng Tàu, anh Nguyễn Thanh Tuấn cũng đã 2 lần dùng phương tiện này đi xuyên Việt vào năm 2017 và 2019.
Cung đường ven biển Bàu Trắng - Mũi Né Ảnh:Thanh Tuấn cung cấp |
Anh Tuấn cho biết có nhiều trải nghiệm chỉ có đi bằng xe gắn máy mới khám phá được Ảnh: NVCC |
“Hầu hết các chuyến đi của mình đều bằng xe máy, xa nhất là các chuyến xuyên Việt hơn 4.000 km. Nhiều bạn nói đi xe máy mệt, nhưng thường chỉ mệt ngày đầu khi cơ thể mình chưa quen ngồi lâu thôi, qua những ngày sau thì không còn mệt nữa. Quan trọng nhất vẫn là biết lượng sức mình, mệt thì dừng lại nghỉ ngơi, những khoảnh khắc trên đường sẽ để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất. Cảnh đẹp cũng vậy, thông thường nó trải dài cả chuyến đi, thật tiếc nếu mình không dừng lại để chiêm ngưỡng”, anh Tuấn nói.
Anh Tuấn khẳng định: “Các tuyến đường siêu đẹp như cung đường ven biển Bàu Trắng - Mũi Né, cung đường TP.Hà Giang - Đồng Văn... chỉ có đi xe máy mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp, sự hùng vĩ của cảnh vật xung quanh...".
Đồng quan điểm với anh Tuấn, Cao Quốc Khải, sinh viên năm cuối Học viện Hành chính Quốc gia, cũng vừa kết thúc hành trình vui chơi “nhớ đời” của mình bằng xe gắn máy trong 3 ngày 2 đêm ở các tỉnh thành như Ninh Thuận - Đà Lạt rồi về lại TP.HCM.
Khải và nhóm bạn Ảnh: NVCC |
Quốc Khải nói: “Đi xe máy giúp bạn chủ động được thời gian. Trong hành trình, nhóm đã choáng ngợp trước những khung cảnh khi đứng từ trên đèo nhìn xuống một vùng biển, cảm giác thật mới lạ. Rồi được dừng chân dọc đường ở những nơi mình thích”.